BỆNH VIỆN ĐKKV CẦU NGANG KHOA: SẢN | Số hiệu: QTCSSPTKHS KS |
QUY TRÌNH CHĂM SÓC SẢN PHỤ THỜI KỲ HẬU SẢN | Ngày ban hành: Số trang: 06 |
1. Mục tiêu:
- Biết được những thay đổi của cơ quan sinh dục trong thời kỳ hậu sản.
- Biết được các hiện tượng lâm sàng trong thời kỳ hậu sản.
- Nhận thức được tầm quan trọng trong chăm sóc sản phụ trong thời kỳ
hậu sản.
2. Phạm vi áp dụng:
Quy trình được áp dụng cho nữ hộ sinh chăm sóc tại Bệnh viện ĐKKV Cầu Ngang.
3. Tài liệu tham khảo:
- Sách Điều dưỡng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên năm 2019, trang 217.
- Thông tư 31/2021/TT-BYT Thông tư Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
4. Giải thích từ ngữ viết tắt:
NHS: Nữ hộ sinh
5. Quy trình chi tiết:
A. Lưu đồ:
Stt | Tiến trình thực hiện | Trách nhiệm |
1 | Nhận định tình trạng người bệnh | NHS |
2 | Chẩn đoán chăm sóc | NHS |
3 | Can thiệp điều dưỡng | NHS |
4 | Đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc điều dưỡng | NHS |
B. Diễn giải:
Stt | Trình tự thực hiện | Trách nhiệm |
1 | *Nhận định tình trạng người bệnh *Chăm sóc sản phụ trong 24 giờ đầu sau đẻ + Nhận định qua hỏi bệnh - Quá trình bệnh lý - Tiền sử - Hỏi các triệu chứng cơ năng hiện tại: + Sản phụ có các dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt + Sản phụ có đau bụng từng cơn, sau mỗi cơn đau có sản dịch chảy ra qua đường âm đạo. + Sản phụ có đau vết khâu tầng sinh môn, mô tả tính chất đau + Tình trạng tiểu tiện: tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu. ………………………………………………………………………………. + Nhận định toàn thân - Ý thức: Tỉnh, lơ mơ... - Da, niêm mạc của sản phụ - Đo các dấu hiệu sinh tồn sau đẻ có thể phát hiện các tai biến + Shock (choáng) do mất máu, do đau, gắng sức trong quá trình đẻ + Chảy máu do đờ tử cung, sót rau, chấn thuơng đường sinh dục khi đẻ ……………………………………………………………………………….. + Nhận định thực thể - Sự tiết sữa + Nhìn: Núm vú có bị tụt, nứt kẽ, chảy dịch, chảy mủ. + Sờ: bầu vú căng hay mềm + Nặn: xem có sữa chảy ra, sữa non hay sữa thực sự - Sự co hồi tử cung + Nhìn: Có khối cầu an toàn + Sờ nắn: tử cung rắn chắc hay mềm nhẽo + Đo: Chiều cao tử cung - Sản dịch + Số lượng + Màu sắc: Đỏ tươi, đỏ thẫm hay nâu bẩn. + Tính chất: Có nhiều máu cục hay không + Mùi: Tanh nồng hay hôi - Chấn thương đường sinh dục: Vị trí, chiều dài, độ sâu, mức độ chảy máu - Vết khâu tầng sinh môn: Vị trí, chiều dài vết khâu, tình trạng vết khâu và da xung quanh vết khâu - Nhận định xem có cầu bàng quang. - Nhận định các cơ quan bộ phận khác. - Phân cấp chăm sóc………………………………………………… - Tiền sử dị ứng thuốc:………………………………………………. ………………………………………………………………………………. *Chăm sóc sản phụ những ngày sau + Nhận định chăm sóc Tương tự như phần nhận định chăm sóc trong ngày đầu, tuy nhiên cần lưu ý: - Phân biệt đau do co hồi tử cung với đau bụng trong trường hợp nhiễm khuẩn hậu sản. Đau bụng trong trường hợp nhiễm khuẩn hậu sản thường là đau liên tục, ấn vào thấy đau tăng lên. - Đo các dấu hiệu sinh tồn có thể phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn + Nhiễm khuẩn + Hiện tượng sinh lý và bệnh lý ở vú: Sự xuống sữa, viêm tắc tia sữa, áp xe tuyến vú, nứt kẽ chảy dịch ở núm vú... - Phát hiện sớm các dấu hiệu của tắc tia sữa: Hai bầu vú căng hay mềm, có u cục, nắn có sữa chảy ra. - Phát hiện sớm các dấu hiệu của bế sản dịch: Sản dịch ra ít hoặc không ra mùi hôi, màu đen bẩn. - Vết khâu tầng sinh môn: đau nhức tại vết khâu, đánh giá tình trạng vết khâu. - Phân cấp chăm sóc…………………………………………………............. - Tiền sử dị ứng thuốc:………………………………………………............. ………………………………………………………………………………. |
NHS |
2
| *Chẩn đoán chăm sóc - Nguy cơ chảv máu sau đẻ. - Nguy cơ bí tiểu sau đẻ - Chế độ dinh dưỡng của sản phụ chưa đảm bảo liên quan đến sản phụ ăn kiêng quá mức. - Nguy cơ nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục liên quan đến vệ sinh chưa đảm bảo - Nguy cơ tắc tia sữa liên quan đến sản phụ chưa cho trẻ bú đúng cách và bú tích cực ……………………………………………………………………………..... |
NHS |
3 | *Can thiệp điều dưỡng. + Nguy cơ chảv máu sau đẻ. - Cho sản phụ nằm đầu bằng để phòng thiếu máu và oxy não. - Xoa đáy tử cung qua thành bụng cho sản phụ - Về đầu vú, huớng dẫn sản phụ cho trẻ bú tích cực. - Thực hiện y lệnh thuốc tăng co. - Kiểm tra khối cầu an toàn, theo dõi sản dịch (số lượng, màu sắc tính chất), 30 phút/lần trong 2 giờ đầu sau đẻ. - Theo dõi sự co hồi tử cung về mật độ, chiều cao tử cung trên khớp vệ. Theo dõi sản dịch về số lượng, màu sắc, tính chất 1 giờ/ lần trong 3 giờ tiếp theo; 3 giờ/ lần trong 6 giờ tiếp theo; 6 giờ/ lần trong 12 tiếp theo - Theo dõi mạch, huyết áp, sắc mặt, màu da và niêm mạc 1 giờ/ lần trong 2 giờ tiếp theo, 3 giờ/ lần trong 6 giờ tiếp theo; 6 giờ/ lần trong 12 tiếp theo ………………………………………………………………………………. + Nguy cơ bí tiểu sau đẻ - Giải thích cho sản phụ về nguy cơ, hậu quả của bí tiểu - Khuyên sản phụ đi tiểu sớm và không nên nhịn tiểu. - Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước ấm... - Hướng dẫn sản phụ uống đủ nước khoảng 1.5-2 lít nước/ ngày. - Nếu thăm khám thấy có cầu bàng quang và sản phụ không đi tiểu được hướng dẫn sản phụ xoa và ngồi xông bằng nước ấm. - Hướng dẫn sản phụ phải thấm khô vết khâu sau khi đại, tiểu tiện. - Theo dõi, phát hiện sớm những trường hợp có bí tiểu để xử trí kịp thời. ………………………………………………………………………………. + Chế độ dinh dưỡng của sản phụ chưa đảm bảo liên quan đến sản phụ ăn kiêng quá mức. - Giải thích cho sản phụ hiểu tầm quan trọng của việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng sau đẻ: Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng cường sữa mẹ, phòng táo bón - Hướng dẫn chế độ ăn uống + Cho sản phụ ăn nhiều chất dinh dưỡng để nhanh phục hồi sức khỏe, ăn chất dễ tiêu hóa, có thể ăn nhiều bữa ăn trong ngày chỉ kiêng các chất kích thích như: chè, cà phê, thuốc lá... + Cho ăn nhiều thức ăn tạo sữa như: Móng giò, đu đù hầm... + Khuyên sản phụ uống nhiều nước khoảng 2 lít/ ngày, nếu là nước có chất dinh dưỡng càng có lợi cho tổng hợp sữa. - Khuyên người nhà chế biến thức ăn phù hợp với khẩu vị của sản phụ. - Quan sát, đánh giá các bữa ăn, uống của sản phụ ………………………………………………………………………………. + Nguy cơ nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục liên quan đến vệ sinh chưa đảm bảo - Giải thích cho sản phụ hiểu tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh - Hướng dẫn cho sản phụ về chế độ vệ sinh: + Ngày thứ 2 sau đẻ lau người bằng nước ấm. Nếu trời nóng có thể tắm bằng cách dội nước, không ngâm trong bồn nước để tắm vì lúc này cổ tử cung còn mở dễ nhiễm trùng. Khi tắm phải tắm nhanh, tắm chỗ kín gió. + Mặc quần áo rộng rãi, mặc bằng vải mềm, thoáng mát về mùa hè ấm về mùa đông. + Hướng dẫn bệnh nhân thay băng vệ sinh (4-6 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 4 - 6 giờ), vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, lau khô mỗi khi thay băng vệ sinh, tiểu tiện, đại tiện. - Hướng dẫn sản phụ đi lại nhẹ nhàng, khoảng 4 - 6 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút để chống bế sản dịch. - Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú tích cực để kích thích sự co hồi tử cung phòng bế sản dịch. - Hướng dẫn sản phụ báo lại với nhân viên y tế khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như: Đau bụng tăng lên, sản dịch có mùi hôi, ngứa rát tại bộ phận sinh dục... - Theo dõi nhiệt độ 2 lần/ ngày. - Theo dõi chiều cao từ cung, đánh giá mật độ của tử cung, di động của tử cung hay sờ nắn tử cung xem có đau hay không đau. - Theo dõi sản dịch về: số lượng, màu sắc, tính chất, mùi - Theo dõi đánh giá vết khâu tầng sinh môn (1 lần/ ngày): Khô hay ướt, có so le chồng mép, chân chỉ có sưng nề hay tấy đỏ, vùng da xung quanh vết khâu có sung nề, tấy đỏ. - Thực hiện kháng sinh theo y lệnh ……………………………………………………………………………….
+ Nguy cơ tắc tia sữa liên quan đến sản phụ chưa cho trẻ bú đúng cách và bú tích cực - Khuyến khích và hướng dẫn sản phụ cho trẻ bú tích cực. Bú theo nhu cầu của trẻ. - Hướng dẫn sản phụ cách cho trẻ bú đúng - Hướng dẫn sản phụ cách chăm sóc vú. - Hướng dẫn sản phụ theo dõi các dấu hiệu bất thường: Đau tức vú tăng lên, bầu vú căng cứng... - Theo dõi nhiệt độ 2 lần/ ngày. - Theo dõi sự tiết sữa của sản phụ. - Quan sát, đánh giá cách sản phụ chăm sóc vú, cho trẻ bú. ……………………………………………………………………………….. |
NHS |
4
| Đánh giá , ghi hồ sơ, báo cáo. Đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc điều dưỡng. Sản phụ được đánh giá là chăm sóc tốt khi: - Sản phụ không có biểu hiện của chảy máu sau đẻ - Sản phụ tiểu tiện bình thường - Sản phụ không có dấu hiệu của nhiễm trùng bộ phận sinh dục. - Chế độ dinh dưỡng của sản phụ được đảm bảo - Sản phụ không bị tắc tia sữa ……………………………………………………………………………….. |
NHS |
Soạn thảo
| Trưởng khoa
|