BỆNH VIỆN ĐKKV CẦU NGANG KHOA NHI | Số hiệu: QTCSNBVP- KN |
QUY TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH TIÊU CHẢY CẤP
| Ngày ban hành: Số trang: 5 |
1.Mục tiêu
- Theo dõi và chăm sóc người bệnh an toàn, hiêu quả
- Phát hiện sớm diễn biến bất thường để xử trí kịp thời .
2. Phạm vi áp dụng:
Quy trình được áp dụng cho điều duỡng chăm sóc tại Bệnh viện đa khoa khu vực Cầu Ngang
3. Tài liệu tham khảo:
- Căn cứ quyết định số 4068/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 quyết định về việc ban hành hướng dẫn biên soạn quy trình chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của Bộ y tế.
- Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 của Bộ y tế Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
- Tài liệu sinh hoạt Khoa học kỹ thuật Điều dưỡng Bệnh viện nhi đồng 2
4. Giải thích từ ngữ viết tắt:
- ĐD : Điều dưỡng
- DHST: dấu hiệu sinh tồn
- ORS: Oresol
5. Quy trình chi tiết
A. Lưu đồ:
STT | Tiến trình thực hiện | Trách nhiệm |
1 | Nhận định trình trạng người bệnh
| ĐD |
2 | Xác định can thiệp chăm sóc
| ĐD |
3 | Thực hiện các can thiệp chăm sóc
| ĐD |
4 | Đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc điều dưỡng
| ĐD |
B. Diễn tả:
STT | Trình tự thực hiện | Trách nhiệm |
1 | *Nhận định tình trạng người bệnh Hỏi bệnh - Bệnh nhi bao nhiêu tuổi? cân nặng lúc đẻ? - Dinh dưỡng: mẹ có đủ sữa không? Trẻ ăn sam lúc mấy tháng? Thức ăn sam như thế nào? Dinh dưỡng trẻ trước khi bị bệnh như: trẻ bú mẹ, ăn sữa công thức,dinh dưỡng trong khi trẻ bị tiêu chảy ra sao? Trong nuôi dưỡng có vấn đề gì cần phải điều chỉnh? - Trước khi bị tiêu chảy trẻ có ăn những loại thức ăn có thể bị ôi thiu, uống nước lã…không? - Trẻ tiêu chảy mấy lần/ngày? Phân lỏng hay phân nhầy máu? - Trẻ có khát nước không? Có sốt, nôn , co giật? - Bệnh nhi có đi tiểu được không? - Ở nhà, ở trường học có nhiều trẻ bị tiêu chảy không? - Tập quán phong tục địa phương: ăn gỏi cá, tiết canh..? - Kinh tế gia đình thế nào? Khám: -Toàn trạng: trẻ tỉnh táo bình thường, vật vã kích thích hayli bì khó đánh thức? - Mắt: Mắt có thể bình thường, trũng, hoặc rất trũng. Cần chú ý hỏi lúc bình thường mắt trẻ có trũng không? - Nước mắt: quan sát khi trẻ khóc to có nước mắt không? Nếu không có nước mắt là bị mất nước. - Niêm mạc miệng, lưỡi khô hay ướt, có hay không có nước bọt - Khát nước: uống bình thường, uống háo hức hay không uống được? - Nếp véo da: bình thường hay mất nhanh? Mất chậm? - Phân, chất nôn: số lượng, tính chất? - Bụng có chướng không? - Có co giật không? - DHST, cân nặng - Đánh giá mức độ mất nước Phân cấp chăm sóc:………………………………… Tiền sử dị ứng:………………………………………
|
ĐD |
2 | *Xác định can thiệp chăm sóc điều dưỡng: Nguy cơ mất nước điện giải do tiêu chảy Sốt do nhiễm khuẩn Chướng bụng do thiếu hụt kali Nôn nhiều do tăng co bóp dạ dày Thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn kiêng khem quá mức Thiếu kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm …………………………………………………………………
| ĐD |
3 | *Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng: 1.Đánh giá tri giác, tổng trạng, da niêm - Bệnh nhân tỉnh hay vật vã, kích thích, màu sắc da niêm hồng hay nhợt... 2. Theo dõi: Dấu hiêu sinh tồn, ................................ - Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, cân nặng ................................................................................................... 3. Thực hiện y lệnh - Thực hiện y lệnh thuốc ( hỏi tiền sử dị ứng thuốc) - Thực hiện y lệnh cận lâm sàng ………………………………………………………… 4. Cải thiện tình trạng mất nước, điện giải Cho trẻ uống ORS thường xuyên, từng ít một ngay khi trẻ có tiêu phân lỏng + Trẻ < 2 tuổi: 50-100 ml sau mỗi lần đi tiêu + Trẻ > 2 tuổi: 100-200 ml sau mỗi lần đi tiêu Truyền dịch và theo dõi truyền dịch theo y lệnh Cho trẻ ăn ngay sau khi truyền dịch đủ nếu trẻ ăn được giúp giảm số lần đi tiêu, trẻ mau khỏi bệnh và phòng được suy dinh dưỡng. Tiếp tục bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột không có lactose Ghi chếp đầy đủ lượng dịch ăn, uống và số lần đi ngoài và lượng phân, số lần đi tiểu và lượng nước để đánh giá hiệu quả của các biện pháp chăm sóc. Theo dõi tỷ trọng nước tiểu 8 giờ/lần, dấu hiệu mất nước để đánh giá hiệu quả bù dịch. Cân nặng bệnh nhân hàng ngày để đánh giá mất nước Không để trẻ uống nước hoa quả đóng chai sẳn hoặc các nước ngọt có đường khác vì có thể làm tăng tiêu chảy do thẩm thấu. ............................................................................................. 5. Giảm sốt cho người bệnh - Tránh cho bé bị sốt cao: nằm phòng sạch sẽ, nới rộng quần áo. - Lau mát bằng nước ấm cho bé. - Thực hiện y lệnh thuốc hạ sốt - Kiểm tra theo dõi nhiệt độ thường xuyên cho trẻ. .................................................................................................... 6. Cải thiện tình trạng chướng bụng Chướng bụng thường xảy ra khi bệnh nhi tiêu chảy nhiều, không được bồi phụ dung dịch ORS kịp thời, đẫn đến liệt ruột do thiếu kali máu.Do vậy, cần phải bổ sung ngay kali để ngăn chặn tình trạng rối loạn nhịp tim, ngừng tim do thiếu hụt trầm trọng ion này, bằng cách: + Cho trẻ uống ORS theo tình trạng mất nước + Uống Kali clorid 1-2g/ngày: hòa với nước để có dung dịch không quá 10% cho uống 1g/lần .................................................................................................... 7. Giảm tình trạng nôn Nôn là dấu hiệu xảy ra sớm, do dạ dày bị kích thích bởi các quá trình bệnh lý tại ruột. trong trường hợp này, vẫn phải cho bệnh nhi uống dung dịch ORS để đề phòng mất nước, nhưng cứ sau mỗi lần nôn phải ngừng 10 phút để dạ dày không bị kích thích, rồi sau đó lại cho uống ít một từ từ. Chỉ chuyển sang truyền tĩnh mạch, khi trẻ có nôn nhiều, dù uống ít một vẫn nôn và làm cho tình trạng bệnh nhi mỗi lúc một xấu đi. ................................................................................................... 8.Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ - Nuôi con bằng sữa mẹ - Ăn sam đúng theo ô vuống thức ăn - Thực hiện tiêm phòng đầy đủ 7 bệnh thường gặp, tiêm đúng lịch - Giữ ấm cho trẻ. ................................................................................................... 9.Hướng dẫn chế độ vệ sinh, an toàn thực phẩm - Sử dụng nguồn nước sạch - Ăn chín, uống sôi - Thức ăn của trẻ phải tươi, đảm bảo vệ sinh,bảo quản chu đáo - Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: + Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đổ bô, quét nhà, dọn dẹp. + Tất cả mọi người trong gia đình đều phải sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý phân tốt. + Quản lý tốt phân, nước thải, rác. ................................................................................................... * Giáo dục sức khỏe cho người bệnh a. Khi nằm viện - Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn uống. - Hướng dẩn người bệnh và thân nhân tuân thủ điều trị, thực hiện đúng nội quy bệnh viện Hướng dẫn phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm đúng cách, ăn theo ô vuông thức ăn để đề phòng suy dinh dưỡng. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. ……………………………………………………………. b. Khi xuất viện: - Hướng dẩn uống thuốc theo toa, tái khám đúng hẹn - Tiếp tục cho trẻ bú mẹ; ăn dặm đúng - Vệ sinh cá nhân - Vệ sinh môi trường - Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch …………………………………………………………….
|
ĐD |
4 | Đánh giá, ghi hồ sơ, báo cáo * Đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc điều dưỡng : - Tình trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu: - Các triệu chứng của bệnh hết hoặc thuyên giảm. - Không xảy ra các tai biến trong quá trình điều trị. - Người bệnh ăn uống được và yên tâm điều trị. - Các y lệnh điều trị được người bệnh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc - Người bệnh và người nhà hiểu và thực hiện được những lời khuyên về giáo dục sức khỏe. …………………………………………………………………
|
ĐD |
Soạn thảo | Trưởng khoa |