BỆNH VIỆN ĐKKV CẦU NGANG KHOA: HSCC | Số hiệu: QTCSNMCT - KHSCC |
QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM | Ngày ban hành: Số trang: 04 |
1. Mục tiêu:
- Làm giảm đau ngực cho người bệnh.
- Phát hiện kịp thời các biến chứng.
- Người bệnh có kiến thức để đề phòng tái phát.
2. Phạm vi áp dụng:
Quy trình được áp dụng cho điều dưỡng chăm sóc tại Bệnh viện ĐKKV Cầu Ngang.
3. Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình điều dưỡng nội khoa, nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên năm 2019.
- Thông tư 31/2021/TT-BYT Thông tư Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
4. Giải thích từ ngữ viết tắt:
ĐD: Điều dưỡng
5. Quy trình chi tiết:
A. Lưu đồ:
Stt | Tiến trình thực hiện | Trách nhiệm |
1 | Nhận định tình trạng người bệnh | ĐD |
2 | Xác nhận các can thiệp chăm sóc điều dưỡng | ĐD |
3 | Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng | ĐD |
4 | Đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc điều dưỡng | ĐD |
B. Diễn giải:
Stt | Trình tự thực hiện | Trách nhiệm |
1 | Nhận định tình hình Khai thác người bệnh (hoặc người nhà) các triệu chứng cơ năng: - Tình trạng đau thắt ngực - Các triệu chứng đi kèm: khó thở, vã mồ hôi… - Cách khởi phát, cường độ, thời gian kéo dài. Khai thác tiền sử: Tăng HA, Nhồi máu cơ tim cũ, các yếu tố nguy cơ khác. Nhận định thực thể: - Mạch có đều hay không, tần số, loạn nhịp không - Đo DHST - Kiểu thở - Dấu hiệu suy tim ứ trệ - Theo dõi đau thắt ngực - Tham khảo các kết quả cận lâm sàng Phân cấp chăm sóc………………………………………………… Tiền sử dị ứng thuốc:………………………………………………. ……………………………………………………………………… | ĐD |
2 | Chẩn đoán điều dưỡng - Đau ngực liên quan đến giảm tưới máu cơ tim hoặc hoại tử - Giảm lượng máu từ tim tới các cơ quan - Giảm trao đổi khí liên quan đến ứ huyết ở phổi - Người bệnh không chịu được hoạt động thể lực do mất cân bằng giữa cung và cầu oxy cơ tim. - Người bệnh lo lắng liên quan đến thay đổi tình trạng sức khỏe. - Nguy cơ người bệnh không tuân thủ được trình tự chăm sóc liên quan đến thiếu kiến thức về bệnh. | ĐD |
3 | Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng 1. Đánh giá tri giác, tổng trạng, da niêm,……… - Bệnh nhân tỉnh hay lơ mơ, màu sắc da,………………………. 2. Theo dõi dấu hiêu sinh tồn, triệu chứng…theo phân cấp chăm sóc - Báo bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường ……………………………………………………………………. 3. Thực hiện y lệnh - Thực hiện y lệnh thuốc - Theo dõi tác dụng phụ của thuốc - Thực hiện y lệnh cận lâm sàng …………………………………………………………………….. 4. Giảm hoặc mất cơn đau ngực: + Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường + Thực hiện tiêm tĩnh mạch Morphin theo y lệnh ( nếu có), theo dõi nhịp thở + Thực hiện y lệnh thở oxy + Theo dõi điện tâm đồ liên tục (trên máy monitoring) nếu có bất thường báo ngay cho bác sĩ …………………………………………………………………….. 5. Cải thiện tưới máu tổ chức: + Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường + Lượng nước tiểu + Tình trạng đau ngực. …………………………………………………………………….. 6. Cải thiện trao đổi khí ở phổi: + Cho người bệnh nằm tư thế nửa ngồi + Cho người bệnh thở oxy theo y lệnh + Khi đã hết đau ngực hướng dẫn người bệnh tập thở sâu và thường xuyên thay đồi tư thế + Theo dõi các dấu hiệu của cải thiện hô hấp …………………………………………………………………….. 7. Tăng dần hoạt động thể lực: + Lúc đầu khi còn đau ngực khuyên người bệnh bất động + Khi người bệnh hết đau ngực cho phép người bệnh hoạt động tăng dần như: • Cử động tay chân trong khi nằm. • Ngồi dậy trên giường ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-20 phút • Sau đó cho phép người bệnh tham gia các hoạt động tự chăm sóc mỗi ngày một nhiều dần lên. + Khi cho người bệnh hoạt động phải theo dõi các đáp ứng của người bệnh với các hoạt động đó, cụ thể là: • Mạch có tăng nhanh quá không • Có xuất hiện loạn nhịp không • Có khó thở không • Có đau ngực không • Có vã mồ hôi không …………………………………………………………………….. 8. Ổn định tâm lý tránh lo lắng Thực hiện y lệnh thuốc an thần theo y lệnh …………………………………………………………………….. 9. Giáo dục sức khỏe khi nằm viện và khi ra viện + Hướng dẫn người bệnh cách luyện tập để hồi phục sau nhồi máu cơ tim: • Luyện tập sớm ngay khi còn nằm trong bệnh viện và luyện tập kéo dài • Luyện tập với sự tăng dần về thời gian và mức độ. Tốt nhất là tập đi bộ. • Tránh luyện tập sau bữa ăn. + Hướng dẫn người bệnh thay đổi lối sống cho phù hợp với bệnh • Trước hết phải loại bỏ tất cả các hoạt động gây đau ngực như gắng sức, lạnh đột ngột, ăn quá no, xúc cảm đột ngột... • Khuyên người bệnh ngủ đầy đủ, ăn chậm rãi, ăn bữa nhỏ, nghỉ ngơi thỏa đáng sau bữa ăn, tránh các chất kích thích • Hạn chế đến mức tối đa hoặc loại bỏ tất cả các yếu tố nguy cơ như: o Kiềm chế trọng lượng không để thừa cân. o Kiểm soát tốt HA. o Điều chỉnh đường máu. o Bỏ thuốc lá. o Điều chỉnh lipid máu. + Hướng dẫn người bệnh cách đối phó với cơn đau ngực • Luôn mang theo Nitrroglycelin và ngậm ngay một viên dưới lưỡi đề cắt cơn đau ngực khi nó xuất hiện. • Đến cơ sở y tế ngay nếu có một trong những biểu hiện như: Cơn đau ngực không mất sau ngậm thuốc, xuất hiện khó thở, mạch quá nhanh hoặc quá chậm. ……………………………………………………………………..
|
|
4
| Đánh giá tình trạng người bệnh sau khi can thiệp điều dưỡng Đánh giá, ghi hồ sơ, báo cáo ………………………………………………………………………
| ĐD |
Soạn thảo
ĐD. Thạch Thị Hồng Phượng | Trưởng Khoa
BS. Nguyễn Văn Nghĩa |